Read More

Chu Kỳ Kinh Nguyệt Ở Nữ Giới

Read More

Kinh Nguyệt Không Đều Nguy Cơ Vô Sinh Cao

Read More

Rong Kinh - Đau Bụng Kinh

Read More

Rối Loạn Kinh Nguyệt

Chủ Nhật, 18 tháng 12, 2016

Kinh nguyệt màu đen có nguy hại gì đến sức khỏe nữ


 Kinh nguyệt màu đen là một trong những biểu hiện của  hiện tượng rối loạn kinh nguyệt ở chị em phụ nữ mà còn là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh phụ khoa nguy hiểm như u xơ tử cung, u nang tử cung,…

Kinh nguyệt màu đen là tình trạng máu kinh chuyển từ màu đỏ sang màu đen. Tình trạng này thường gặp ở nữ giới, không chỉ khiến chị em phụ nữ rơi vào tâm lý lo lắng, hoang mang mà còn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm đến sức khỏe nếu đó là do bệnh lý.

Kinh nguyệt màu đen thực sự nguy hiểm và có thể xảy ra biến chứng nếu như chị em không kịp thời điều trị.

– Kinh nguyệt màu đen có thể là dấu hiệu mắc các bệnh xã hội hoặc viêm nhiễm phụ khoa nào đó do lây lan qua đường quan hệ tình dục. Các bệnh viêm nhiễm hay bệnh xã hội nếu không được điều trị kịp thời có thể làm ảnh hưởng đến các cơ quan sinh dục dẫn tới sự hoạt động không ổn định gây ra rối loạn kinh nguyệt với biểu hiện cụ thể là kinh nguyệt màu đen.


– Tăm lý căng thẳng, mệt mỏi, stress trong chu kỳ kinh nguyệt;
– Kinh nguyệt màu đen có thể ảnh hưởng tới sức khỏe và sắc đẹp của nữ giới: kinh nguyệt màu đen là biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt nên sẽ gây hiện tượng mất cân bằng nội tiết khiến cho sức khỏe chị em không được ổn định, sắc tốt da sạm lại, bị lão hóa, khô ráp, lỗ chân lông to, tàn nhang xuất hiện,…
– Bất thường cổ tử cung khiến máu kinh bị ngưng đọng và không thoát ra ngoài ngay được, thường đi kèm với hiện tượng rong kinh;
– Kinh nguyệt màu đen ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của chị em: đây là một trong những nguy hại nghiêm trọng nhất mà tình trạng kinh nguyệt màu đen gây ra cho chị em.
– Do các bệnh lý phụ khoa: U xơ tử cung, viêm nội mạc tử cung, ung thư tử cung, polyp cổ tử cung… các bệnh lý này đe dọa nghiêm trọng tới chức năng sinh lý, sức khỏe, khả năng sinh sản của nữ giới. Khi gặp các vấn đề này chị em nên đi thăm khám phụ khoa sớm để tránh những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe sinh sản bản thân.


Read More

Thứ Sáu, 11 tháng 11, 2016

Chữa đau bụng kinh với liệu pháp tự nhiên

Đau bụng kinh là tình trạng rất phổ biến gặp phải ở các chị em phụ nữ. Vậy những nguyên nhân đau bụng kinh chủ yếu nào diễn ra là do:
Các chuyên gia Phòng khám đa khoa Mayo chia sẻ, đau bụng kinh đến với bạn đột ngột và không biết xử lí như thế nào, chị em có thể áp dụng một trong những cách sau đây:
Vệ sinh vùng kín sạch sẽ
Vệ sinh sạch sẽ vùng kín vào những ngày này là rất cần thiết, tránh làm việc nặng, làm việc quá sức, không nên sinh hoạt tình dục trong những ngày này cũng giúp bạn giảm đau bụng kinh.
Giữ ấm cho cơ thể
Giữ ấm cơ thể sẽ thúc đẩy lưu thông máu và thư giãn cơ bắp, đặc biệt là sự co thắt và tắc nghẽn trong các khu vực vùng chậu. Vì vậy bạn nên uống nhiều nước ấm, dùng túi giữ nhiệt, ủ nóng hay chai nước nóng để đặt lên bụng trong một vài phút giúp giảm cơn đau bụng kinh đáng kể.

Massage nhẹ
Nên massage nhẹ nhàng và thường xuyên phần bụng dưới khi đang hành kinh. Việc này sẽ giúp cơ bụng không bị co thắt quá đột ngột và sẽ giảm đau thật hiệu quả.
Đắp gừng tươi
Gừng giã hoặc xắt lát, chườm vào phần bụng dưới khoảng 5-7 phút sẽ giúp bạn giảm những cơn đau bụng kinh.
Dùng sữa hoặc sữa chua
Sữa hoặc sữa chua có thể giúp chị em giảm đau bụng kinh. Một nghiên cứu cho thấy những phụ nữ bổ sung 1200mg canxi mỗi ngày sẽ giúp giảm 30% nguy cơ đau bụng kinh so với những người chỉ bổ sung 500 mg canxi mỗi ngày.
Nước lô hội và mật ong
Nước lô hội có đặc tính giảm đau. Trộn một phần nước ép lô hội với một muỗng cà phê mật ong và dùng nó hai hoặc ba lần trong một ngày. Nước ép lô hội giúp điều hòa lượng máu bình thường ở giai đoạn này. Điều này giúp ngăn chặn các cơn đau bụng kinh.

Hạn chế ăn các đồ nóng
Thực phẩm cay nóng có thể gây táo bón khiến cơn đau bụng kinh dai dẳng hơn. Tránh ăn nhiều tinh bột, thay vào đó là rau, trái cây và cá. Cung cấp thêm vitamin cho cơ thể, đặc biệt nên uống vitamin E 2 ngày trước kì kinh. Các chị em cũng nên tránh các đồ uống có ga, cà phê vì có thể gây khó cliệu hịu, bồn chồn
Dán cao hoặc xoa dầu
Một số bạn gái thường xoa dầu nóng hoặc dán cao vào phần bụng dưới để giảm đau vì không có thời gian thực hiện hai phương pháp trên.
Tắm muối khoáng
Thêm 1 chén muối và 1 chén bicarbonate natri trong bồn tắm. Tắm bằng nước ấm trong khoảng 20 phút giúp thư giãn cơ bắp và giảm đau bụng kinh hiệu quả.
Tập thể dục
Đặc biệt là trong đêm trước của thời kỳ kinh nguyệt bạn nên đi bộ nhiều hơn hoặc tham gia các vận động thể chất vừa phải khác sẽ giúp cho bạn thoải mái hơn trong ngày đèn đỏ.

Tập yoga
Yoga cũng đóng vai trò hiệu quả trong giảm đau bụng kinh, chẳng hạn như quỳ xuống, uốn cong đầu gối và ngồi trên gót chân. Cúi thấp người xuống, dần dần cho đến khi trán chạm đất, cánh tay kéo dài theo cơ thể. Duy trì vị trí này cho đến khi bạn cảm thấy thoải mái.
Những phương pháp trên chỉ có tính khắc phục hoặc giảm những cơn đau do hành kinh gây ra. Nhưng đau bụng kinh là do các bệnh lí phụ khoa thì bạn cần thăm khám và điều trị sớm, nếu không sớm chữa trị những cơn đau có nguy cơ tăng lên và dữ dội hơn khi bệnh trở nặng.
Chị em cần khám để xác định chính xác do căn bệnh nào gây nên. Từ đó mới có phương pháp điều trị cụ thể và hiệu quả.
Read More

Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2016

Rối loạn kinh nguyệt ảnh hưởng sinh hoạt vợ chồng

Rối loạn kinh nguyệt là hiện tượng chu kì kinh nguyệt không đều, không được ổn định khi đến sớm khi đến muộn cũng có khi không thấy kinh nguyệt xuất hiện, rất nhiều chị em không thấy kinh nguyệt xuất hiện kéo dài đến 6 tháng được gọi là hiện tượng vô kinh tạm thời.

Rối loạn kinh nguyệt ảnh hưởng đến đời sống tình dục như thế nào? Có cách nào để trị bệnh rối loạn kinh nguyệt hay không?… Là những thắc mắc của hầu hết các bạn trẻ trong độ tuổi vị thành niên, những bạn trẻ chuẩn bị đối diện với cuộc sống vợ chồng khi mà chu kì kinh nguyệt diễn biến thất thường.



Rối loạn kinh nguyệt được chia làm hai loại đó là rối loạn kinh nguyệt do sinh lý và rối loạn kinh nguyệt do bệnh lý gây nên. Rối loạn kinh nguyệt gây ra rất nhiều phiền toái cho các chị em không chỉ đến những hoạt động sinh hoạt hằng ngày mà còn gây ra nhiều những vấn đề phiền toái trong đời sống tình dục. Cụ thể:
- Rối loạn kinh nguyệt do sinh lý gây ra chu kì kinh nguyệt đến thất thường khiến cho các chị em gặp phải chịu sự bị động trong đời sống tình dục, gây ra nhiều những cảm giác ức chế, gây mất tự tin và không thoải mái trong chuyện ấy.
- Rối loạn kinh nguyệt do các bệnh lý gây ra có thể là do các viêm nhiễm phụ khoa, các bệnh liên quan đến buồng trứng… cũng sẽ khiến cho các chị em gặp nhiều khó khăn khi quan hệ vợ chồng. Có thể xuất hiện những cảm giác đau khi âm đạo bị viêm nhiễm, quan hệ tình dục quá mạnh còn gây chảy máu và tổn thương cơ quan sinh dục…
Theo các chuyên gia hầu hết những bệnh nhân bị rối loạn kinh nguyệt đều gặp phải rất nhiều phiền toái trong cuộc sống hàng ngày, vì vậy điều trị bệnh sớm ngày nào sẽ giúp cho bệnh nhân thoái mái và tự tin hơn ngày ấy.

Kết quả hình ảnh cho phu khoa


Cách điều trị bệnh rối loạn kinh nguyệt

Rối loạn kinh nguyệt do rất nhiều nguyên nhân gây ra, chính vì thế cách điều trị rối loạn kinh nguyệt cũng cần căn cứ cụ thể vào những nguyên nhân ấy.
Nếu hiện tượng kinh nguyệt không đều do tâm lý gây ra thì chị em cần được ổn định tâm lý bằng các liệu pháp tâm lý, cân bằng lại cuộc sống bằng cách sắp xếp thời gian làm việc, nghỉ ngơi một cách hợp lý nhất.
Còn nếu kinh nguyệt không đều do bệnh lý gây ra thì cần được tiến hành khám xét tìm hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh lý sau đó chỉ định sử dụng một phác đồ điều trị phù hợp với từng nguyên nhân gây bệnh.
Read More

Chủ Nhật, 23 tháng 10, 2016

Các dạng rối loạn kinh nguyệt thường gặp

Có tới 75% trong số tất cả các phụ nữ rối loạn kinh nguyệt ít nhất một lần trong đời. Cuộc sống hiện đại, vấn đề sức khỏe ngày càng được chú trọng, đặc biệt là sức khỏe sinh sản.

1. Bất thường về độ tuổi:

Dậy thì sớm, dậy thì muộn: tuổi có kinh thường bắt đầu từ lúc 12, 13 tuổi. Ngày nay, do chế độ dinh dưỡng và môi trường sống thay đổi khiến cho tuổi dậy thì có xu hướng sớm hơn, có những trường hợp bắt đầu có kinh lúc 8, 9 tuổi vẫn được xem là bình thường.

Mãn kinh sớm, mãn kinh muộn: mãn kinh được tính từ lúc 12 tháng sau khi người phụ nữ hoàn toàn không có kinh, thường xảy ra ở phụ nữ trong độ tuổi từ 45 – 55 tuổi (50 ± 5 tuổi).

Kết quả hình ảnh cho kinh nguyet

2. Bất thường về chu kỳ kinh:

Kinh nguyệt không đều: kinh nguyệt không có tính quy luật, thời gian giữa 2 kỳ kinh có thể kéo dài vài tháng mà cũng có thể là vài ngày. Lượng kinh có lúc nhiều nhưng có lúc ít.

Kinh nguyệt thưa: chu kỳ kinh nguyệt ở trong khoảng từ 36 ngày đến 6 tháng gọi là kinh nguyệt thưa.

Kinh nguyệt giữa kỳ kinh: kinh nguyệt thường xuất hiện vài ngày trong thời gian giãn cách giữa hai chu kỳ (lượng máu thường tương đối ít).

Kinh nguyệt mau hay còn gọi là chu kỳ kinh ngắn: là thời gian của chu kỳ kinh ít hơn 21 ngày.

Bế kinh: nếu phụ nữ trên 18 tuổi vẫn chưa thấy hành kinh, hoặc những tháng trước đó thấy kinh bình thường, mà nay liên tục trên 3 tháng mà không thấy thì gọi là bế kinh (tắc kinh).

Vô kinh: nếu bạn gái từ nhỏ đến lớn mà không hề có kinh nguyệt thì gọi là vô kinh nguyên phát, nếu đã có kinh một thời gian rồi ngưng từ 6 tháng trở lên mà không phải do mang thai thì gọi là vô kinh thứ phát. Ngoài ra còn có tình trạng vô kinh sinh lý (có thai, mãn kinh).

Kết quả hình ảnh cho kinh nguyet

3. Bất thường về số ngày hành kinh:

Rong kinh: là hiện tượng chu kỳ kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày và lượng máu mất đi vượt quá 80ml.

Rong huyết: là hiện tượng ra huyết từ bộ phận sinh dục nữ kéo dài trên 7 ngày, nhưng khác với rong kinh, rong huyết xuất hiện không theo chu kỳ nhất định.
4. Bất thường về lượng máu kinh:

Đa kinh, cường kinh: là hiện tượng máu chảy ra nhiều hơn bình thường (bình thường không quá 100ml) thời gian hành kinh quá dài (bình thường là 7 ngày). Thông thường chỉ có thể dựa vào số băng vệ sinh đã dùng để phán đoán. Nếu số lượng kinh nguyệt chảy ra quá nhiều, có những cục máu lớn; sau chu kỳ kinh, huyết sắc tố thấp hơn mức bình thường (120g/l) sẽ làm cho người bệnh bị thiếu máu.

Thiểu kinh: là lượng kinh nguyệt ít hơn 20ml, dựa trên lượng băng vệ sinh dùng rất ít hoặc không dùng hay thời gian hành kinh ít hơn 3 ngày.

Kết quả hình ảnh cho kinh nguyet

5. Bất thường về các triệu chứng kèm theo kinh nguyệt:

Thống kinh: là hiện tượng đau bụng dưới khi hành kinh, nếu đau nhiều cơn đau  có thể xuyên ra cột sống, lan xuống đùi và lan ra toàn bụng. Ngoài ra có thể thấy đau lưng kèm theo tức ngực, căng vú, buồn nôn, dễ xúc động, ảnh hưởng đến sinh hoạt, lao động.

6. Bất thường về phát triển nang trứng:

Vòng kinh không rụng trứng: là một chu kỳ kinh tại buồng trứng không có nang noãn chín nên không diễn ra hiện tượng phóng noãn, nếu hiện tượng này diễn ra thường xuyên rất dễ dẫn tới vô sinh.

Những biểu hiện bất thường trên đây đều được gọi là rối loạn kinh nguyệt. Các chị em phụ nữ nếu gặp một trong các rối loạn trên thì cần đi khám chuyên khoa sản phụ khoa ngay lập tức để đảm bảo sức khỏe sinh sản sau này của mình.
Read More

Chủ Nhật, 2 tháng 10, 2016

9 Điều chị em không nên làm trong kỳ kinh nguyệt

Hàng tháng nữ giới sẽ có một chu kỳ kéo dài từ 2 đến 7 ngày, chu kỳ này gọi là chu kỳ kinh nguyệt. Trong thời gian này cơ thể nữ giới thường mệt mỏi do bị mất máu, vì vậy nếu không giữ gìn sức khỏe, chú ý đến chế độ dinh dưỡng, vệ sinh trong chu kỳ kinh nguyệt chị em dễ bị mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, các bệnh về kinh nguyệt không đều, ra ít hoặc ra nhiều quá, thậm chí ra kinh nguyệt màu đen
Chị em nên tránh làm những điều dưới đây  trong chu kỳ kinh nguyệt để bảo vệ sức khỏe của chính mình:
1. Đấm lưng
Đấm lưng là một trong những nguyên nhân khiến cho tình trạng kinh nguyệt ra nhiều và kéo dài ngày. Bởi nó khiến vùng chậu bị tổn thương, từ đó lượng máu ra nhiều hơn, nặng có thể gây rong kinh, kinh ra nhiều, đau lưng. Nếu quá đau lưng bạn có thể massage nhẹ nhàng làm giảm cảm giác đau mỏi.
Kết quả hình ảnh cho cách đấm lưng massage

2. Ngâm mình trong bồn tắm quá lâu
Trong kỳ kinh nguyệt, cổ tử cung được mở rộng hơn, nếu các bạn nữ tắm và ngâm mình lâu trong nước khiến nguồn nước không sạch xâm nhập vào tử cung, dễ gây viêm nhiễm đường sinh dục, viêm phụ khoa.
3. Không sử dụng 1 miếng băng vệ sinh quá 4 tiếng
Đây dường như là sai lầm của rất nhiều chị em, hầu như các bạn chỉ thay băng vệ sinh khi miếng băng đã đầy dịch hoặc vệ sinh cơ thể. Như thế không tốt đâu nhé, khi dịch ở băng vệ sinh tồn tại quá lâu sẽ làm phát sinh các loại nấm, vi khuẩn dễ gây ra hiện tượng viêm nhiễm âm đạo của bạn đấy.
4.Quan hệ vợ chồng trong kỳ kinh nguyệt
Trong thời gian bạn có kinh, thông thường ham muốn “gần gũi” của chị em sẽ nhiều hơn vì hàm lượng testosterone tăng đột biến, kích thích nhu cầu tình dục, tuy nhiên bạn không nên quan hệ vợ chồng bởi lúc này, cổ tử cung thường bị giãn rộng hơn bình thường, cộng với máu kinh chảy ra, môi trường âm đạo ẩm ướt, nếu có quan hệ rất dễ viêm nhiễm. Trong kì đèn đỏ, các chị em tăng nguy cơ bị nhiễm nấm hoặc nhiễm khuẩn do nồng độ pH của âm đạo ít tính axit hơn. Tình trạng viêm nhiễm kéo dài và tái phát liên tục thì có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người phụ nữ, thậm chí gây vô sinh.
Không những thế, nhiều bạn lại có suy nghĩ lầm tưởng việc quan hệ trong ngày “đèn đỏ” sẽ là biện pháp tránh thai tự nhiên an toàn và hiệu quả, nhưng không hoàn toàn như thế đâu nhé, đặc biệt đối với những bạn có chu kỳ kinh nguyệt không đều.
Kết quả hình ảnh cho quan he vo chong
5. Thuốc ức chế thèm ăn
Sử dụng thuốc có chứa thành phần ức chế sự thèm ăn nhiều và kéo dài có thể dẫn tới rối loạn kinh nguyệt, tiểu khó, hay đánh trống ngực, lo âu và một số thậm chí vô kinh.
6. Sử dụng thuốc cầm máu
Thuốc cầm máu như Andel, vitamin K… có thể làm giảm tính thấm của mao mạch, co thắt của các mao mạch để thúc đẩy việc tống máu ra ngoài dẫn đến ứ huyết.
7.  Nhổ, chữa răng
Trong chu kinh nguyệt các hormone estrogen tích tụ trong nướu làm cho nướu rất nhạy cảm, dễ sưng, chảy máu, nên nếu bạn tác động mạnh vào răng lợi thời gian này sẽ gây đau hơn bình thường.
Hơn nữa trong kỳ kinh nguyệt, số lượng tiểu cầu và yếu tố đông máu trong cơ thể nữ giới sẽ giảm xuống. Nếu nhổ răng hoặc bị mất máu quá nhiều sẽ gây hiện tượng máu khó đông, gây nguy hại cho sức khỏe.
8.Không nên uống trà đặc, cà phê
Trong trà đặc, cà phê hàm lượng chất kích thích cao, dễ kích thích thần kinh và hệ tim mạch, dẫn tới đau bụng kinh, kinh nguyệt kéo dài và ra máu quá nhiều, thêm vào đó, khi lượng caffeine vào cơ thể nhiều sẽ thấy bạn luôn cảm thấy bồn chồn, tâm trạng bất ổn, khó chịu.
Kết quả hình ảnh cho uong ca phe dac
9.  Ăn mặn và ăn nhiều thức ăn chứa dầu mỡ, hải sản
Bạn ăn quá mặn, lượng muối cho vào cơ thể nhiều  làm gia tăng sự đầy bụng, khó tiêu, khiến bạn dễ bị kích thích và nổi giận.
Do ảnh hưởng của progesterone, trong thời kỳ kinh nguyệt da của nữ giới thường tiết ra nhiều dầu hơn, lỗ chân lông mở rộng. Lượng dầu mỡ từ thức ăn chiên rán làm gia tăng gánh nặng cho da, khiến da dễ mọc mụn, viêm nang lông, chân lông màu đen. Ngoài ra ăn, lượng mỡ hấp thụ dược trong thời kỳ này cũng khó bài tiết khỏi cơ thể.
Hải sản là thực phẩm có tính mát, bạn cần hạn chế vì chúng sẽ khiến kinh nguyệt bị tanh, máu ra nhiều và là nguyên nhân làm bạn bị đau bụng kinh nhiều hơn đấy.
Read More

Chủ Nhật, 25 tháng 9, 2016

Kinh nguyệt có mùi hôi có ảnh hưởng gì?

Một số chị em phụ nữ gặp phải hiện tượng kinh nguyệt có mùi hôi khó chịu, dẫn đến mất tự tin trong giao tiếp. Để giúp chị em hiểu, tìm ra hướng khắc phục hiện tượng kinh nguyệt có mùi hôi khó chịu này, chúng tôi đã mời các bác sĩ phụ khoa tới giải đáp.


Kinh nguyệt của phụ nữ có màu đỏ sẫm, chu kỳ kinh nguyệt thường 28-32 ngày, tuy nhiên có những người kinh nguyệt ngắn hơn là 21 ngày, hoặc nhiều hơn tới 35 ngày. Chu kỳ này mang tính quy luật. Đó là những người có kinh nguyệt bình thường. Máu kinh màu đỏ sẫm, hơi loãng, tuy nhiên nếu kinh nguyệt ra nhiều thường xuất hiện cả những cục máu đông, điều này hoàn toàn bình thường bạn không cần lo lắng.
Trên thực tế, không phải người phụ nữ nào cũng có kinh nguyệt bình thường. Điều này làm các chị em vô cùng hoang mang. Khi kinh nguyệt có màu đen thì đó đã là những biểu hiện bất thường, có thể bạn đã mắc những bệnh lý về phụ khoa.
Lượng kinh trung bình là từ 40ml-60ml, nếu lượng kinh quá nhiều hoặc quá ít thì đó là sự thay đổi của nội tiết cơ thể, cần đến bác sĩ để được chẩn đoán.



Ở bạn, có các triệu chứng kinh nguyệt màu đen, ít, bộ phận âm đạo ngứa và có mùi hôi. Giải thích cho hiện tượng bất thường này của bạn có thể là do sự giảm sút cân nặng, bị stress, hoặc phản ứng phụ từ thuốc. Nghiêm trọng hơn là có thể mắc những bệnh phụ khoa như: viêm âm đạo, nấm, trùng roi…
Trước hết kinh nguyệt màu đen chính là do kinh nguyệt ít, nội mạc tử cung kém phát triển hoặc buồng trứng hoạt động kém. Máu kinh ít nên đọng ở tử cung trước khi thoát ra ngoài, khi đọng lại lâu, máu kinh sẽ chuyển từ màu đỏ sang đen.
Kinh nguyệt có mùi hôi khó chịu: Trong âm đạo có chứa nhiều khí hư, cấu tạo của âm đạo là mở nên âm đạo tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài, rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập. Hơn nữa, thời kỳ kinh nguyệt là thời kỳ rất nhạy cảm, niêm mạc tử cung dễ bị tổn thương, nếu bạn không vệ sinh thường xuyên, đúng cách thì sẽ gây ra những mùi hôi khó chịu, khó tránh khỏi mắc bệnh phụ khoa, điển hình nhất là viêm âm đạo. Viêm âm đạo gây nhiễm trùng ngược dòng gây ra viêm tử cung, buồng trứng, vòi trứng…làm ảnh hưởng tới nội tiết và rối loạn chu kỳ kinh nguyệt!
Bất cứ biểu hiện khác nào của kinh nguyệt cũng đều đáng lưu tâm, cần được khám, phát hiện và chữa trị ngay tránh để lâu ngày bệnh thành mãn tính, bội nhiễm vi khuẩn, lan ngược dòng lên tử cung, buồng trứng, vòi trứng gây tắc vòi trứng, viêm dính buồng tử cung, nhiễm khuẩn buồng tử cung. Những bệnh đó hoàn toàn có thể biến chứng thành những bệnh nguy hiểm hơn như ung thư cổ tử cung, vô sinh, hiếm muộn.
Read More

Chủ Nhật, 18 tháng 9, 2016

Kinh nguyệt sau sinh thế náo?

Sau khi sinh em bé thì tùy theo tình trạng của từng chị em phụ nữ mà thời gian chu kỳ kinh nguyệt trở lại sẽ khác nhau. Trường hợp của bạn Như Thanh đã sinh con được 3 tháng và chưa thấy kinh nguyệt trở lại thì đây là trường hợp bình thường (nếu bạn đang cho con bú). Tuy nhiên, nếu bạn không cho con bú mà mà đã 3 tháng bạn chưa thấy kinh nguyệt trở lại thì bạn nên sớm đến các cơ sở y tế chuyên khoa để kiểm tra và kịp thời có những biện pháp chữa trị.
Theo các bác sĩ phụ khoa Mayo thì thời gian chu kỳ kinh nguyệt trở lại sau khi sinh em bé không những tùy thuộc vào thể trạng của từng chị em mà nó còn phụ thuộc vào việc chị em phụ nữ có cho con bú hay không?

- Nếu chị em phụ nữ sau khi sinh không cho con bú thì chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên sẽ xuất hiện sau khoảng 4-8 tuần.
- Nếu chị em phụ nữ sau khi sinh đang cho con bú thì chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên sẽ xuất hiện sau khoảng thời gian từ 3-6 tháng.
Trường hợp chị em phụ nữ nằm ngoài khoảng thời gian trên mà không có kinh nguyệt thì bạn nên sớm đến các cơ sở y tế chuyên khoa để kiểm tra. Bởi hiện tượng chậm có kinh nguyệt sau khi sinh thì có thể do chị em bị sốt xuất huyết sau khi sinh, bị vô kinh sau khi sinh, bị rối loạn nội tiết tố...hoặc có thể bạn đang mang thai.
 Theo các bác sĩ phụ khoa Mayo thì hiện tượng chu kỳ kinh nguyệt không ổn định sau khi sinh em bé là hiện tượng thường gặp ở chị em phụ nữ. Tình trạng của bạn vẫn nằm trong ngưỡng chu kỳ kinh nguyệt đều đặn chỉ là thời gian và chu kỳ thay đổi hoàn toàn so với trước khi sinh em bé. Bởi thông thường chị em phụ nữ thường có ngày kinh kéo dài trong khoảng từ 3-7 ngày. Ít hơn hoặc nhiều hơn trong khoảng này thì kinh nguyệt mới được cho là bất thường. Chính vì vậy, bạn không cần quá lo lắng.
Lời khuyên: Để có một chu kỳ kinh nguyệt đều đặn và khỏe mạnh sau khi sinh chị em phụ nữ nên duy trì cho mình những bài tập thể dục nhẹ nhàng và thói quen sinh hoạt lành mạnh. Bổ sung dưỡng chất và luôn giữ cho mình những tâm lý thoải mái.

Read More

Thứ Năm, 8 tháng 9, 2016

Kinh nguyệt không đều làm sao hết?

Có nhiều cách điều trị kinh nguyệt không đều khác nhau, vì thế hiệu quả của nó cũng khác nhau. Cách điều trị kinh nguyệt không đều hiệu quả nhất là cách nào? 


Qua điều tra cho thấy, những phụ nữ không thụ thai được ít nhiều đều có triệu chứng hành kinh không đều. Vậy có phải do hành kinh không đều mà dẫn đến hiện tượng không thụ thai? Bác sĩ cho biết, không phải do hành kinh không đều dẫn đến việc không có thai, mà là do một hoặc một số bệnh trong cơ thể khiến cho kinh nguyệt không đều và không thụ thai được, hay nói cách khác, hành kinh không đều là tín hiệu không thể thụ thai
Chẳng hạn, những phụ nữ không thụ thai do noãn sinh trưởng không bình thường thì hành kinh ít và màu nhạt, hành kinh muộn hoặc đột nhiên tắc kinh; hoặc do tắc ống dẫn trứng thì thường ra nhiều máu cục, màu sẫm, không đều; hoặc do viêm phần phụ thì thường là máu kinh nguyệt ra nhiều, màu đỏ tươi, đặc, có mùi tanh; hoặc do khối u tử cung và màng tử cung không bình thường gây nên, thông thường có những triệu chứng là hành kinh đến sớm, ra nhiều và không cầm được máu, đau bụng... Qua những thí dụ trên có thể thấy, không thụ thai thường đi kèm với nhiều vấn đề về chu kỳ hành kinh, xuất hiện những vấn đề về kinh nguyệt và cũng là triệu chứng không thể thụ thai.

 
Vì vậy, trong thực tế lâm sàng là sau khi điều trị cho kinh nguyệt trở lại bình thường, một số chị em lại có thể thụ thai... Có nhiều phụ nữ khi kinh nguyệt không đều thì nghĩ là do các bệnh về phụ khoa như viêm tử cung, tử cung không bình thường, viêm khoang xương chậu mãn tính hay cấp tính, khối u tử cung... mà không nghĩ đến những nguyên nhân khác; Vì có nhiều thói quen không tốt cũng có thể khiến cho kinh nguyệt không đều.

Cách điều trị kinh nguyệt không đều

Liệu pháp liên hợp bốn bước bao gồm các phương pháp: trị liệu vật lý dung hợp, trị liệu bằng thuốc, phẫu thuật, điều chỉnh tâm lý, giúp điều trị các nguyên nhân gây bệnh kinh nguyệt không đều ở nữ giới như: rối loạn nội tiết thời kì dậy thì và thời kì mãn kinh, tắt kinh, buồng trứng đa nang, viêm nội mạc tử cung, u xơ tử cung, u nang buồng trứng, chức năng tuyến giáp bất thường và một số rối loạn nội tiết do u nang gây nên, rối loạn nội tiết do nhân tố tinh thần gây nên, kinh nguyệt không đều sau sinh hoặc sau khi phá thai.
Điều chỉnh cân bằng âm dương trong cơ thể phụ nữ, đồng thời điều trị các chứng bệnh do kinh nguyệt không đều gây nên, giúp cho kinh nguyệt của phụ nữ không bị rối loạn, hồi phục lại trạng thái bình thường. Điều quan trọng là chữa trị tận gốc các bệnh gây nên kinh nguyệt không đều, hồi phục sức khỏe.
Read More

Thứ Sáu, 2 tháng 9, 2016

Chu kỳ kinh nguyệt như thế nào là bình thường

Kinh nguyệt là một hiện tượng sinh lý bình thường của một người phụ nữ bình thường về mặt sức khoẻ. Nói kinh nguyệt bình thường hay không cần phải dựa vào: Chu kỳ kinh nguyệt, số ngày hành kinh, lượng kinh nguyệt, tính chất kinh và các biểu hiện toàn thân.

Kinh nguyệt của một người được coi là bình thường nếu có các biểu hiện sau đây:

1. Chu kỳ kinh nguyệt đều và ổn định

Chu kỳ kinh nguyệt của mỗi phụ nữ có khác nhau (do giai đoạn trưởng thành của nang noãn ở mỗi người không giống nhau); đa số từ 22 đến 35 ngày, khoảng 30% phụ nữ có chu kỳ 28 ngày. Số ngày của mỗi tháng thường cũng khác nhau. Vì vậy, với một người phụ nữ không thể tháng nào cũng bắt đầu có kinh vào một ngày nhất định.



Chu kỳ kinh nguyệt đều và ổn định hàng tháng nghĩa là chu kỳ kinh nguyệt của bạn bao nhiêu ngày(tính 24 giờ) (thí dụ 26 hoặc 28 hoặc 32 ngày) thì tính từ ngày bắt đầu có kinh lần này đến ngày bắt đầu có kinh lần kế tiếp theo sẽ là khoảng bấy nhiêu ngày(tính 24 giờ) (26 hoặc 28 hoặc 32 ngày).

Nói cách khác Chu kỳ kinh nguyệt đều và ổn định là số ngày của Chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng liên tiếp đều giống nhau; chứ không phải tháng nào cũng bắt đầu có kinh vào những ngày giống nhau.

 2. Số ngày hành kinh ổn định

Từ ngày bắt đầu ra máu đến ngày hết ra máu của một Chu kỳ kinh nguyệt gọi là số ngày hành kinh. Số ngày hành kinh có thể từ 2 đến 7 ngày, trung bình từ 3-4 ngày. Chu kỳ kinh nguyệt nào cũng hành kinh với số ngày như nhau trong khoảng 2-7 ngày đều là ổn định.

3. Lượng kinh ổn định

Mỗi kỳ hành kinh mất khoảng từ 80 đến 200ml máu, thường không quá 100 ml/ngày. Mức độ huyết sắc tố sau chu kỳ kinh ở mức bình thường khoảng 120 mg/l.

Đo lượng kinh bằng cách tính số khăn vệ sinh thay hằng ngày. Nếu số lượng băng vệ sinh cần thay trong các kỳ kinh nguyệt tương tự như nhau thì có thể coi là lượng kinh ổn định.



4. Tính chất máu kinh nguyệt bình thường

Máu kinh nguyệt mầu đỏ thẫm, loãng, hơi dính, có thể có cục nhỏ dính mầu trắng (phụ nữ đã sinh con có thể ra những cục máu nhỏ); mùi kinh hơi tanh như mùi máu.

Toàn thân không có dấu hiệu khác thường trong những ngày hành kinh.

Vài ngày trước khi hành kinh có thể có những dấu hiệu thay đổi về tính tình và cơ thể với những mức độ khác nhau ở một số phụ nữ (thường gọi là hội chứng tiền kinh nguyệt) như rất dễ nhạy cảm, dễ kích động, khó tập trung tư tưởng, cáu giận, nhức đầu, buồn nôn, có cảm giác ngực lớn hơn, người nặng nề, chậm chạp và mệt mỏi hơn.

Một số phụ nữ có biểu hiện đau nhẹ, đau cơn ở bụng dưới (thường xuất hiện vào 1-2 ngày đầu) do tử cung co bóp đẩy kinh nguyệt ra ngoài, cơ tử cung thiếu máu. Các dấu hiệu trên sẽ hết sau khi sạch kinh.
Read More

Thứ Năm, 25 tháng 8, 2016

Kinh nguyệt ra nhiều có nguy hại gì không?

Kinh nguyệt là thay đổi sinh lý lặp đi lặp lại ở cơ thể phụ nữ dưới sự điều khiển của hệ hormone sinh dục và cần thiết cho sự sinh sản. Ở phụ nữ, chu kỳ kinh nguyệt điển hình xảy ra hàng tháng giữa thời kỳ dậy thì và mãn kinh.

Thời gian trung bình của một chu kỳ kinh nguyệt là khoảng 28 ngày, tuy nhiên, khoảng thời gian này có thể khác nhau ở từng người. Một chu kỳ kinh nguyệt kéo dài từ  khoảng 21- 35 ngày. Chu kỳ này phụ thuộc nhiều yếu tố. Đầu tiên phải kể đến hoạt động của các tuyến như: tuyến dưới đồi, tuyến yên và buồng trứng. Ảnh hưởng từ niêm mạc tử cung, ảnh hưởng chế độ dinh dưỡng nghỉ ngơi, từ yếu tố tâm sinh lý, môi trường, các yếu tố bệnh lý và do việc sử dụng thuốc cũng gây ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt. 

Kinh nguyệt ra nhiều là một trong những vấn đề về kinh nguyệt thường gặp ở chị em phụ nữ. Khi gặp hiện tượng kinh nguyệt ra nhiều thì chị em nên xử lý như thế nào? Theo các bác sĩ phòng khám phụ khoa Mayo thì việc đầu tiên bạn cần làm đó là nên tìm ra nguyên nhân dẫn đến bệnh sau đó mới tiến hành chữa trị. Vậy nguyên nhân khiến kinh nguyệt ra nhiều là gì? Khi kinh nguyệt ra nhiều có nguy hiểm gì không?





Tình trạng kinh nguyệt ra nhiều và kéo dài nếu không chữa trị có thể gây một số những nhân tố nguy hiểm như:
– Gây tình trạng thiếu máu, thiếu sắt ở chị em phụ nữ. Khi kinh nguyệt ra quá nhiều trong khoảng thời gian dài mà không được chữa trị có thể gây ra tình trạng thiếu máu, thiếu sắt ở chị em. Do đó chị em phụ nữ có thể thường xuyên gặp hiện tượng hoa mắt, chóng mặt, người mệt mỏi.
– Gây ra một số những viêm nhiễm phụ khoa cho chị em phụ nữ. Khi kinh nguyệt của chị em phụ nữ ra quá nhiều sẽ là điều kiện thuận lợi cho những vi khuẩn có hại sinh sôi và phát triển. Vì vậy, khi có hiện tượng kinh nguyệt nhiều cần sớm tiến hành cải thiện hoặc chữa trị.
Điều trị kinh nguyệt ra nhiều:
– Trong chu kỳ kinh nguyệt chị em phụ nữ nên ăn nhiều những thực phẩm có chứa kẽm như: tôm, cua, mầm lúa mạch, bí ngô…
– Ăn nhiều những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và giúp điều hòa kinh nguyệt như canh gà đen nấu mướp, trứng gà nấu ngải cứu…
– Nên giữ cho mình chế độ ăn ngủ điều độ, nên đi ngủ sớm không nên thức quá khuya.
– Nên luyện tập những bài tập thể dục thể thao nhẹ nhàng.
– Và điều quan trọng đó là nên giữ cho mình tâm trạng vui vẻ, tránh để bị stress hay căng thẳng quá độ…






Read More

Social Profiles

Twitter Facebook Google Plus LinkedIn RSS Feed Email Pinterest

Rối loạn kinh nguyệt là gì?

Rối loạn inh nguyệt là tình trạng vòng chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng đến không đều ở nữ giới. Có thể là tình trạng kinh nguyệt ra ít, kinh nguyệt ra nhiều, không có kinh nguyệt, kinh nguyệt bất thường hay rối loạn kinh nguyệt. Nếu cảm thấy mình có triệu chứng rối loạn kinh nguyệt thì chị em cần hết sức lưu ý bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe phụ khoa của chị em đang có vấn đề.

Tư Vấn Online

Popular Posts

Được tạo bởi Blogger.

Copyright © Rối loạn kinh nguyệt | Powered by Blogger
Design by Lizard Themes | Blogger Theme by Lasantha - PremiumBloggerTemplates.com