Read More

Chu Kỳ Kinh Nguyệt Ở Nữ Giới

Read More

Kinh Nguyệt Không Đều Nguy Cơ Vô Sinh Cao

Read More

Rong Kinh - Đau Bụng Kinh

Read More

Rối Loạn Kinh Nguyệt

Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2016

Rối loạn kinh nguyệt ảnh hưởng sinh hoạt vợ chồng

Rối loạn kinh nguyệt là hiện tượng chu kì kinh nguyệt không đều, không được ổn định khi đến sớm khi đến muộn cũng có khi không thấy kinh nguyệt xuất hiện, rất nhiều chị em không thấy kinh nguyệt xuất hiện kéo dài đến 6 tháng được gọi là hiện tượng vô kinh tạm thời.

Rối loạn kinh nguyệt ảnh hưởng đến đời sống tình dục như thế nào? Có cách nào để trị bệnh rối loạn kinh nguyệt hay không?… Là những thắc mắc của hầu hết các bạn trẻ trong độ tuổi vị thành niên, những bạn trẻ chuẩn bị đối diện với cuộc sống vợ chồng khi mà chu kì kinh nguyệt diễn biến thất thường.



Rối loạn kinh nguyệt được chia làm hai loại đó là rối loạn kinh nguyệt do sinh lý và rối loạn kinh nguyệt do bệnh lý gây nên. Rối loạn kinh nguyệt gây ra rất nhiều phiền toái cho các chị em không chỉ đến những hoạt động sinh hoạt hằng ngày mà còn gây ra nhiều những vấn đề phiền toái trong đời sống tình dục. Cụ thể:
- Rối loạn kinh nguyệt do sinh lý gây ra chu kì kinh nguyệt đến thất thường khiến cho các chị em gặp phải chịu sự bị động trong đời sống tình dục, gây ra nhiều những cảm giác ức chế, gây mất tự tin và không thoải mái trong chuyện ấy.
- Rối loạn kinh nguyệt do các bệnh lý gây ra có thể là do các viêm nhiễm phụ khoa, các bệnh liên quan đến buồng trứng… cũng sẽ khiến cho các chị em gặp nhiều khó khăn khi quan hệ vợ chồng. Có thể xuất hiện những cảm giác đau khi âm đạo bị viêm nhiễm, quan hệ tình dục quá mạnh còn gây chảy máu và tổn thương cơ quan sinh dục…
Theo các chuyên gia hầu hết những bệnh nhân bị rối loạn kinh nguyệt đều gặp phải rất nhiều phiền toái trong cuộc sống hàng ngày, vì vậy điều trị bệnh sớm ngày nào sẽ giúp cho bệnh nhân thoái mái và tự tin hơn ngày ấy.

Kết quả hình ảnh cho phu khoa


Cách điều trị bệnh rối loạn kinh nguyệt

Rối loạn kinh nguyệt do rất nhiều nguyên nhân gây ra, chính vì thế cách điều trị rối loạn kinh nguyệt cũng cần căn cứ cụ thể vào những nguyên nhân ấy.
Nếu hiện tượng kinh nguyệt không đều do tâm lý gây ra thì chị em cần được ổn định tâm lý bằng các liệu pháp tâm lý, cân bằng lại cuộc sống bằng cách sắp xếp thời gian làm việc, nghỉ ngơi một cách hợp lý nhất.
Còn nếu kinh nguyệt không đều do bệnh lý gây ra thì cần được tiến hành khám xét tìm hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh lý sau đó chỉ định sử dụng một phác đồ điều trị phù hợp với từng nguyên nhân gây bệnh.
Read More

Chủ Nhật, 23 tháng 10, 2016

Các dạng rối loạn kinh nguyệt thường gặp

Có tới 75% trong số tất cả các phụ nữ rối loạn kinh nguyệt ít nhất một lần trong đời. Cuộc sống hiện đại, vấn đề sức khỏe ngày càng được chú trọng, đặc biệt là sức khỏe sinh sản.

1. Bất thường về độ tuổi:

Dậy thì sớm, dậy thì muộn: tuổi có kinh thường bắt đầu từ lúc 12, 13 tuổi. Ngày nay, do chế độ dinh dưỡng và môi trường sống thay đổi khiến cho tuổi dậy thì có xu hướng sớm hơn, có những trường hợp bắt đầu có kinh lúc 8, 9 tuổi vẫn được xem là bình thường.

Mãn kinh sớm, mãn kinh muộn: mãn kinh được tính từ lúc 12 tháng sau khi người phụ nữ hoàn toàn không có kinh, thường xảy ra ở phụ nữ trong độ tuổi từ 45 – 55 tuổi (50 ± 5 tuổi).

Kết quả hình ảnh cho kinh nguyet

2. Bất thường về chu kỳ kinh:

Kinh nguyệt không đều: kinh nguyệt không có tính quy luật, thời gian giữa 2 kỳ kinh có thể kéo dài vài tháng mà cũng có thể là vài ngày. Lượng kinh có lúc nhiều nhưng có lúc ít.

Kinh nguyệt thưa: chu kỳ kinh nguyệt ở trong khoảng từ 36 ngày đến 6 tháng gọi là kinh nguyệt thưa.

Kinh nguyệt giữa kỳ kinh: kinh nguyệt thường xuất hiện vài ngày trong thời gian giãn cách giữa hai chu kỳ (lượng máu thường tương đối ít).

Kinh nguyệt mau hay còn gọi là chu kỳ kinh ngắn: là thời gian của chu kỳ kinh ít hơn 21 ngày.

Bế kinh: nếu phụ nữ trên 18 tuổi vẫn chưa thấy hành kinh, hoặc những tháng trước đó thấy kinh bình thường, mà nay liên tục trên 3 tháng mà không thấy thì gọi là bế kinh (tắc kinh).

Vô kinh: nếu bạn gái từ nhỏ đến lớn mà không hề có kinh nguyệt thì gọi là vô kinh nguyên phát, nếu đã có kinh một thời gian rồi ngưng từ 6 tháng trở lên mà không phải do mang thai thì gọi là vô kinh thứ phát. Ngoài ra còn có tình trạng vô kinh sinh lý (có thai, mãn kinh).

Kết quả hình ảnh cho kinh nguyet

3. Bất thường về số ngày hành kinh:

Rong kinh: là hiện tượng chu kỳ kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày và lượng máu mất đi vượt quá 80ml.

Rong huyết: là hiện tượng ra huyết từ bộ phận sinh dục nữ kéo dài trên 7 ngày, nhưng khác với rong kinh, rong huyết xuất hiện không theo chu kỳ nhất định.
4. Bất thường về lượng máu kinh:

Đa kinh, cường kinh: là hiện tượng máu chảy ra nhiều hơn bình thường (bình thường không quá 100ml) thời gian hành kinh quá dài (bình thường là 7 ngày). Thông thường chỉ có thể dựa vào số băng vệ sinh đã dùng để phán đoán. Nếu số lượng kinh nguyệt chảy ra quá nhiều, có những cục máu lớn; sau chu kỳ kinh, huyết sắc tố thấp hơn mức bình thường (120g/l) sẽ làm cho người bệnh bị thiếu máu.

Thiểu kinh: là lượng kinh nguyệt ít hơn 20ml, dựa trên lượng băng vệ sinh dùng rất ít hoặc không dùng hay thời gian hành kinh ít hơn 3 ngày.

Kết quả hình ảnh cho kinh nguyet

5. Bất thường về các triệu chứng kèm theo kinh nguyệt:

Thống kinh: là hiện tượng đau bụng dưới khi hành kinh, nếu đau nhiều cơn đau  có thể xuyên ra cột sống, lan xuống đùi và lan ra toàn bụng. Ngoài ra có thể thấy đau lưng kèm theo tức ngực, căng vú, buồn nôn, dễ xúc động, ảnh hưởng đến sinh hoạt, lao động.

6. Bất thường về phát triển nang trứng:

Vòng kinh không rụng trứng: là một chu kỳ kinh tại buồng trứng không có nang noãn chín nên không diễn ra hiện tượng phóng noãn, nếu hiện tượng này diễn ra thường xuyên rất dễ dẫn tới vô sinh.

Những biểu hiện bất thường trên đây đều được gọi là rối loạn kinh nguyệt. Các chị em phụ nữ nếu gặp một trong các rối loạn trên thì cần đi khám chuyên khoa sản phụ khoa ngay lập tức để đảm bảo sức khỏe sinh sản sau này của mình.
Read More

Chủ Nhật, 2 tháng 10, 2016

9 Điều chị em không nên làm trong kỳ kinh nguyệt

Hàng tháng nữ giới sẽ có một chu kỳ kéo dài từ 2 đến 7 ngày, chu kỳ này gọi là chu kỳ kinh nguyệt. Trong thời gian này cơ thể nữ giới thường mệt mỏi do bị mất máu, vì vậy nếu không giữ gìn sức khỏe, chú ý đến chế độ dinh dưỡng, vệ sinh trong chu kỳ kinh nguyệt chị em dễ bị mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, các bệnh về kinh nguyệt không đều, ra ít hoặc ra nhiều quá, thậm chí ra kinh nguyệt màu đen
Chị em nên tránh làm những điều dưới đây  trong chu kỳ kinh nguyệt để bảo vệ sức khỏe của chính mình:
1. Đấm lưng
Đấm lưng là một trong những nguyên nhân khiến cho tình trạng kinh nguyệt ra nhiều và kéo dài ngày. Bởi nó khiến vùng chậu bị tổn thương, từ đó lượng máu ra nhiều hơn, nặng có thể gây rong kinh, kinh ra nhiều, đau lưng. Nếu quá đau lưng bạn có thể massage nhẹ nhàng làm giảm cảm giác đau mỏi.
Kết quả hình ảnh cho cách đấm lưng massage

2. Ngâm mình trong bồn tắm quá lâu
Trong kỳ kinh nguyệt, cổ tử cung được mở rộng hơn, nếu các bạn nữ tắm và ngâm mình lâu trong nước khiến nguồn nước không sạch xâm nhập vào tử cung, dễ gây viêm nhiễm đường sinh dục, viêm phụ khoa.
3. Không sử dụng 1 miếng băng vệ sinh quá 4 tiếng
Đây dường như là sai lầm của rất nhiều chị em, hầu như các bạn chỉ thay băng vệ sinh khi miếng băng đã đầy dịch hoặc vệ sinh cơ thể. Như thế không tốt đâu nhé, khi dịch ở băng vệ sinh tồn tại quá lâu sẽ làm phát sinh các loại nấm, vi khuẩn dễ gây ra hiện tượng viêm nhiễm âm đạo của bạn đấy.
4.Quan hệ vợ chồng trong kỳ kinh nguyệt
Trong thời gian bạn có kinh, thông thường ham muốn “gần gũi” của chị em sẽ nhiều hơn vì hàm lượng testosterone tăng đột biến, kích thích nhu cầu tình dục, tuy nhiên bạn không nên quan hệ vợ chồng bởi lúc này, cổ tử cung thường bị giãn rộng hơn bình thường, cộng với máu kinh chảy ra, môi trường âm đạo ẩm ướt, nếu có quan hệ rất dễ viêm nhiễm. Trong kì đèn đỏ, các chị em tăng nguy cơ bị nhiễm nấm hoặc nhiễm khuẩn do nồng độ pH của âm đạo ít tính axit hơn. Tình trạng viêm nhiễm kéo dài và tái phát liên tục thì có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người phụ nữ, thậm chí gây vô sinh.
Không những thế, nhiều bạn lại có suy nghĩ lầm tưởng việc quan hệ trong ngày “đèn đỏ” sẽ là biện pháp tránh thai tự nhiên an toàn và hiệu quả, nhưng không hoàn toàn như thế đâu nhé, đặc biệt đối với những bạn có chu kỳ kinh nguyệt không đều.
Kết quả hình ảnh cho quan he vo chong
5. Thuốc ức chế thèm ăn
Sử dụng thuốc có chứa thành phần ức chế sự thèm ăn nhiều và kéo dài có thể dẫn tới rối loạn kinh nguyệt, tiểu khó, hay đánh trống ngực, lo âu và một số thậm chí vô kinh.
6. Sử dụng thuốc cầm máu
Thuốc cầm máu như Andel, vitamin K… có thể làm giảm tính thấm của mao mạch, co thắt của các mao mạch để thúc đẩy việc tống máu ra ngoài dẫn đến ứ huyết.
7.  Nhổ, chữa răng
Trong chu kinh nguyệt các hormone estrogen tích tụ trong nướu làm cho nướu rất nhạy cảm, dễ sưng, chảy máu, nên nếu bạn tác động mạnh vào răng lợi thời gian này sẽ gây đau hơn bình thường.
Hơn nữa trong kỳ kinh nguyệt, số lượng tiểu cầu và yếu tố đông máu trong cơ thể nữ giới sẽ giảm xuống. Nếu nhổ răng hoặc bị mất máu quá nhiều sẽ gây hiện tượng máu khó đông, gây nguy hại cho sức khỏe.
8.Không nên uống trà đặc, cà phê
Trong trà đặc, cà phê hàm lượng chất kích thích cao, dễ kích thích thần kinh và hệ tim mạch, dẫn tới đau bụng kinh, kinh nguyệt kéo dài và ra máu quá nhiều, thêm vào đó, khi lượng caffeine vào cơ thể nhiều sẽ thấy bạn luôn cảm thấy bồn chồn, tâm trạng bất ổn, khó chịu.
Kết quả hình ảnh cho uong ca phe dac
9.  Ăn mặn và ăn nhiều thức ăn chứa dầu mỡ, hải sản
Bạn ăn quá mặn, lượng muối cho vào cơ thể nhiều  làm gia tăng sự đầy bụng, khó tiêu, khiến bạn dễ bị kích thích và nổi giận.
Do ảnh hưởng của progesterone, trong thời kỳ kinh nguyệt da của nữ giới thường tiết ra nhiều dầu hơn, lỗ chân lông mở rộng. Lượng dầu mỡ từ thức ăn chiên rán làm gia tăng gánh nặng cho da, khiến da dễ mọc mụn, viêm nang lông, chân lông màu đen. Ngoài ra ăn, lượng mỡ hấp thụ dược trong thời kỳ này cũng khó bài tiết khỏi cơ thể.
Hải sản là thực phẩm có tính mát, bạn cần hạn chế vì chúng sẽ khiến kinh nguyệt bị tanh, máu ra nhiều và là nguyên nhân làm bạn bị đau bụng kinh nhiều hơn đấy.
Read More

Social Profiles

Twitter Facebook Google Plus LinkedIn RSS Feed Email Pinterest

Rối loạn kinh nguyệt là gì?

Rối loạn inh nguyệt là tình trạng vòng chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng đến không đều ở nữ giới. Có thể là tình trạng kinh nguyệt ra ít, kinh nguyệt ra nhiều, không có kinh nguyệt, kinh nguyệt bất thường hay rối loạn kinh nguyệt. Nếu cảm thấy mình có triệu chứng rối loạn kinh nguyệt thì chị em cần hết sức lưu ý bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe phụ khoa của chị em đang có vấn đề.

Tư Vấn Online

Popular Posts

Được tạo bởi Blogger.

Copyright © Rối loạn kinh nguyệt | Powered by Blogger
Design by Lizard Themes | Blogger Theme by Lasantha - PremiumBloggerTemplates.com