Read More

Chu Kỳ Kinh Nguyệt Ở Nữ Giới

Read More

Kinh Nguyệt Không Đều Nguy Cơ Vô Sinh Cao

Read More

Rong Kinh - Đau Bụng Kinh

Read More

Rối Loạn Kinh Nguyệt

Chủ Nhật, 26 tháng 6, 2016

Rong kinh nguy hiểm như thế nào?

Khi bị rong kinh, nhiều chị em nghĩ rằng đó là hiện tượng bình thường và cho rằng do mình căng thẳng, thay đổi môi trường liên tục, dùng thuốc kháng sinh, giảm đau hoặc tránh thai khẩn cấp..., nên mới bị rong kinh. Nhưng một số lại khá lo lắng và xin tư vấn của bác sĩ phụ khoa để biết “rong kinh có nguy hiểm không? Tại sao lại bị rong kinh dù vệ sinh sạch sẽ, không quan hệ trong kỳ nguyệt? Và làm thế nào để hết rong kinh?”.


Rong kinh là hiện tượng hành kinh đúng chu kỳ nhưng kéo dài hơn 7 ngày và lượng máu mất đi vượt quá 80ml/chu kỳ kinh nguyệt (bình thường là 40 – 60ml/chu kỳ) hoặc chảy máu ở giữa chu kỳ. Theo thống kê có khoảng 30% phụ nữ sẽ bị rong kinh ở bất kỳ thời điểm nào đó trong cuộc đời. Và nguyên nhân gây rong kinh ở mội người là khác nhau nên sẽ có những cách trị rong kinh khác nhau.
Bản thân rong kinh có thể không gây hại nhưng nó cũng có thể là dấu hiệu của một sự rối loạn nào đó trong cơ thể. Và nó sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe phụ nữ nếu không được điều trị và phòng ngừa hiệu quả.


Rong kinh xuất phát từ nhiều nguyên nhân, khoảng 50% trong số đó xuất phát từ bệnh u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, nhiễm khuẩn, dùng thuốc không đúng chỉ định… và nhiều trường hợp không rõ nguyên nhân.
Nguyên nhân gây rong kinh thực thể bị tổn thương hoặc mắc bệnh phụ khoa như: Bướu sợ tử cung, viêm âm đạo, nhiễm trùng cổ tử cung, viêm nội mạc tử cung, lạc nội mạc tử cung, u sơ tử cung, u nang buồng trứng…hoặc do bệnh lý toàn thân như: rối loạn đông máu, bệnh bướu giáp...
Thủ phạm chủ yếu là do rối loạn nội tiết, kích thích tố. Nguyên nhân này thường xảy ra ở thời kỳ dậy thì và tiền mãn kinh ở phụ nữ. Ngoài ra, rong kinh cơ năng còn xuất hiện vào thời kỳ sau khi sinh nở của phụ nữ, hoặc sau khi dùng thuốc tránh thai và phá thai.
Đặc biệt, rong kinh thường xuất hiện ở những phụ nữ béo phì, sinh nở nhiều lần, chỉ số BMI thay đổi thất thường, sử dụng chất kích thích, tiểu đường, suy giáp, hoặc phụ nữ mắc bệnh tim mạch, bệnh lupus đỏ...
Một số nguyên nhân khác gây rong kinh như: Polyps thành tử cung, Cyst buồng trứng, rối loạn buồng trứng, đặt vòng xoắn ngừa thai, mang thai biến chứng, dùng thuống chống đông máu, thuốc giảm đau nhóm Nsaid...
Read More

Chủ Nhật, 19 tháng 6, 2016

Kinh nguyệt có màu đen là dấu hiệu của bệnh gì?

Kinh nguyệt màu đen là một trong những hiện tương của rối loạn kinh nguyệt. Máu kinh nguyệt thông thường có màu đỏ sẫm, trong máu có kèm lẫn các mảng nhỏ của nội mạc tử cung, dịch cổ tử cung, tế bào da ở âm đạo, không có máu cục. Kinh nguyệt màu đen được gọi là hiện tượng màu kinh bất thường. Kinh nguyệt màu đen biểu hiện cho: tâm lý căng thẳng và trầm cảm trong thời kỳ kinh nguyệt; ảnh hưởng của quá trình đông máu; tác dụng phụ của thuốc; u nang tử cung; bệnh phụ khoa; cấu trúc bất thường của cổ tử cung. 

Vậy thì, kinh nguyệt màu đen là dấu hiệu của bệnh gì?

Rối loạn nội tiết tố: Theo các bác sĩ phụ khoa tại Mayo, nội tiết tố estrogen của nữ giới bị suy giảm là nguyên nhân kinh nguyệt của bạn bị suy giảm về số lượng và dần chuyển sang màu đen.

Sử dụng các biện pháp tránh thai : Như đặt vòng hay uông thuốc tránh thai là một trong những nguyên nhân khiến cho nội tiết tố của estrogen rối loạn và gây ra hiện tượng kinh nguyệt ra ít và có màu đen.

Cổ tử cung bị chít hẹp: Điều này khiến cho kinh nguyệt của bạn bị tắc nghẽn trong cơ thể, kéo dài sẽ khiến đau bụng dữ dội. Tình trạng này khiến cho nội mạc tử cung bị chuyển màu, khiến cho kinh nguyệt màu đen.



Bệnh phụ khoa ở nữ giới : Bao gồm: Lạc nội mạc tử cung, viêm nội mạc tử cung, u xơ tử cung… là nguyên nhân khiến kinh nguyệt tiết ra ít và có màu nâu đen. Đau bụng cũng là một trong những triệu chứng dễ nhận thấy.

Ung thư tại tử cung, cổ tử cung: Cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho kinh nguyệt của bạn ra ít, có màu nâu đen và đau bụng dưới dữ dội.

Các bệnh nhiễm trùng từ đường tình dục: Biểu hiện thường thấy của những bệnh nhân bị nhiễm trùng từ đường tình dục gồm có kinh nguyệt màu nâu đen ra ít kéo dài và có kèm mùi hôi.

Như đã nói ở trên, kinh nguyệt có màu đen, kèm đau bụng là một trong những dấu hiệu cảnh báo rất nhiều bệnh phụ liên quan đến các bộ phận sinh dục. Những bệnh lý này sẽ gây ra nhiều hệ quả xấu với sức khỏe và khả năng sinh sản của nữ giới.
Hiện tượng này làm giảm khả năng thụ thai của bạn, thậm chí còn là nguyên nhân gây vô sinh ở nữ và đe dọa đến tính mạng người bệnh khi ở tình trạng mãn tính hoặc có biến chứng ung thư. Do đó, bạn nên giữ gìn vệ sinh sạch sẽ trong những ngày nguyệt san để tránh viêm nhiễm phụ khoa.
Chị em nên sử dụng những các loại thực phẩm tốt cho chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới như: Nước ép mùi tây, nước ép củ cải, cà rốt… Và giữ cho mình một tâm lý thoải mái và hạn chế tối đa những lo lắng, căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày.
Bên cạnh đó, cách hiệu quả nhất để bạn khắc phục tình trạng kinh nguyệt màu đen là bạn nên tới các cơ sở y tế để khám, xác định chính xác nguyên nhân và nhờ sự tư vấn của các chuyên gia về cách điều trị.
Read More

Thứ Năm, 16 tháng 6, 2016

Chi phí chữa bệnh kinh nguyệt không đều có đắt không?

Kinh nguyệt không đều thường được biết đến với những hiện tượng như: kinh nguyệt không theo chu kỳ, kinh nguyệt màu sắc khác thường, kinh nguyệt ít hay quá nhiều.

Kinh nguyệt không đều vừa là dấu hiệu của các bệnh phụ khoa vừa gây ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt hằng ngày, vì thế cần phát hiện và điều trị kinh nguyệt không đều kịp thời để tránh ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ. 

Điều trị kinh nguyệt không đều là rất cấp thiết, chị em phụ nữ cần phải làm xét nghiệm để có thể tìm ra hướng điều trị tốt nhất cho từng tình trạng bệnh. Bên cạnh việc điều trị, cơ sở vật chất và chi phí điều trị cũng là một trong những mối lo của chị em phụ nữ.



Theo thống kê mỗi năm có trên nghìn chị em phụ nữ đến khám phụ khoa về kinh nguyệt không đều ở các cơ sở y tế trên khắp cả nước.

Không ít trường hợp chị em chủ quan và ngại khi khám phụ khoa khi mới xuất hiện các triệu chứng ban đầu của bệnh, mà đợi đến lúc bệnh phát triển nặng và kéo dài thì mới đến các phòng khám phụ khoa. Khi đó bệnh đã phát triển nặng và khó khăn hơn trong việc điều trị, kéo theo đó là chi phí điều trị sẽ hao tốn hơn.
Chi phí chữa kinh nguyệt không đều  thường phụ thuộc vào:
+ Khám phụ khoa
+ Làm các xét nghiệm cận lâm sàng (xét nghiệm máu, xét nghiệm nội tiết tố, siêu âm, Xquang…)
+ Tùy vào nguyên nhân và tình trạng bệnh lý

Ở mỗi người mà khi tiến hành điều trị, bác sĩ sẽ lựa chọn cho bạn một phương pháp phù hợp nhất, do đó chi phí chữa trị cũng có sự chênh lệch.
Read More

Thứ Năm, 2 tháng 6, 2016

Cách khắc phục khi mắc phải kinh nguyệt không đều

Những bất thường tâm lý khi chuẩn bị có kinh:
Một số phụ nữ có những biểu hiện này, một số người thì không. Hiện tượng này gọi là hội chứng tiền kinh nguyệt, xảy ra vài ngày trước khi có kinh. Lúc này, một số phụ nữ cảm thấy dễ bị kích thích, hay cáu bẳn, khó tập trung, tính khí thất thường, khó tính. Cũng có thể có cảm giác nặng nề, vú cương đau và to hơn bình thường. Chỉ cần chú ý chăm sóc thì các chứng này sẽ giảm hoặc có chuyển biến tốt.
Quan hệ tình dục trong những ngày có kinh: Không ít thanh niên nghĩ quan hệ trong những ngày có kinh là "an toàn tuyệt đối" hoặc phụ nữ thích hơn trong những ngày này, tuy nhiên theo các bác sỹ những điều này không có cơ sở.
"Một số ý kiến cho rằng lúc phụ nữ thấy kinh, tử cung sẽ mở rộng hơn, dễ bị kích thích hơn nhưng theo tôi lúc này những cảm giác bất tiện, khó chịu, sợ bẩn sẽ làm phụ nữ ngại/sợ quan hệ hơn là cảm giác thích thú. Thông thường, phụ nữ ham muốn nhất vào thời kỳ rụng trứng",
Thêm vào đó, việc quan hệ tình dục vào ngày đèn đỏ cũng không "an toàn" như nhiều người vẫn nghĩ. Bởi lẽ, ở một số phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt không đều chỉ 14 ngày và phóng noãn ngay cả khi hành kinh nên có thể thụ thai. 
Quan hệ trong ngày này cũng dễ bị vi khuẩn xâm nhập, dễ mắc các bệnh lây lan qua đường tình dục hơn. Vì vậy, nếu muốn quan hệ, còn có rất nhiều cách khác phòng tránh, không nhất thiết phải chờ ngày "đèn đỏ".
Các thiếu nữ không nên có quan niệm sai lầm như tránh tắm rửa, gội đầu hay tránh vận động trong ngày "đèn đỏ". Thay vào đó, nên tắm gội bằng nước ấm, vệ sinh vùng kín nhiều lần. Nên vận động nhẹ. Trong những ngày này, cũng nên tránh mặc các loại quần bó, chật.

Cách khắc phục khi kinh nguyệt không đều
Một chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ được tính từ ngày đầu tiên có kinh của tháng này, đến ngày đầu tiên có kinh của tháng tiếp theo. Thường một chu kỳ kinh nguyệt ở trong khoảng từ 21 đến 35 ngày, có 3 – 5 ngày hành kinh trong một chu kỳ.
Khi gặp tình trạng kinh nguyệt không đều, bạn sẽ bắt gặp những biểu hiện như: lượng máu kinh mất đi quá ít hoặc quá nhiều; số ngày hành kinh sẽ ngắn lại (ít hơn 3 ngày) hoặc kéo dài (trên 5 ngày) và thất thường qua mỗi tháng; chu kỳ kinh nguyệt thưa (từ 36 ngày – 6 tháng); kinh nguyệt ngưng từ 6 tháng trở nên; trong thời gian hành kinh chị em bị đau bụng dưới dữ dội gây nên những cảm giác khó chịu, bứt rứt, mệt mỏi và ảnh hưởng ít nhiều đến cuộc sống hàng ngày.
Tình trạng kinh nguyệt không đều xảy ra nhiều nhất là đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, mà nguyên nhân chính là do: bị rối loạn hormone sinh dục, bị nhiễm khuẩn vùng kín, thần kinh căng thẳng, bị stress, thay đổi về thể trọng (béo phì, gầy) hoặc các bệnh như cao huyết áp, tim mạch, u xơ tử cung, u nang buồng trứng…
Bên cạnh đó, đối với trường hợp tuổi dậy thì, tình trạng này cũng có thể diễn ra khiến chu kỳ kinh có lúc dài, lúc ngắn hoặc vô kinh. Điều này là do vòng kinh bé gái không có rụng trứng (sự hoạt động của buồng trứng chưa ổn định).


Nên làm gì khi có biểu hiện kinh nguyệt không đều?
Khi thấy có những biểu hiện như: chu kỳ kinh nguyệt ngắn, dài thất thường hoặc lượng máu kinh khi ít khi nhiều, số ngày hành kinh không đều đặn qua mỗi tháng, trong thời gian hành kinh bị đau bụng, khó chịu, mệt mỏi…
Lúc này, bạn nên đến khám bác sĩ phụ khoa để tìm ra nguyên nhân gây nên tình trạng kinh nguyệt không đều và có cách khắc phục kịp thời.
Không nên e ngại, dè dặt, để tình trạng này quá lâu rồi mới đi khám. Sau khi thăm khám, bạn cần tuân thủ các nguyên tắc điều trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ để đạt được hiệu quả như mong muốn.
Bên cạnh đó bạn cần có một chế độ làm việc, ăn uống, và nghỉ ngơi hợp lý. Không nên làm việc quá sức, hạn chế áp lực, tránh căng thẳng…
Read More

Social Profiles

Twitter Facebook Google Plus LinkedIn RSS Feed Email Pinterest

Rối loạn kinh nguyệt là gì?

Rối loạn inh nguyệt là tình trạng vòng chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng đến không đều ở nữ giới. Có thể là tình trạng kinh nguyệt ra ít, kinh nguyệt ra nhiều, không có kinh nguyệt, kinh nguyệt bất thường hay rối loạn kinh nguyệt. Nếu cảm thấy mình có triệu chứng rối loạn kinh nguyệt thì chị em cần hết sức lưu ý bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe phụ khoa của chị em đang có vấn đề.

Tư Vấn Online

Popular Posts

Được tạo bởi Blogger.

Copyright © Rối loạn kinh nguyệt | Powered by Blogger
Design by Lizard Themes | Blogger Theme by Lasantha - PremiumBloggerTemplates.com